Giỏ hàng
Mụn ơi!!! Chào mi (Phần 1)

Mụn ơi!!! Chào mi (Phần 1)

18/09/2020 bình luận

Bạn tốn tiền vì mụn nhưng lại không biết chính xác mình đang bị loại mụn gì? Hoặc biết mình bị mụn gì nhưng không biết cơ chế hình thành của nó ra sao để từ đó có cách điều trị hiệu quả?

Ở bài MỤN ƠI!!! CHÀO MI (PHẦN 1), Z-Ton Việt Nam sẽ giúp các bạn giải đáp hết “mớ tơ vò” đó.
Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau:
– Phân loại mụn một cách dễ nhớ nhất
– Tìm hiểu cơ chế hình thành của các loại mụn đó một cách dễ hiểu nhất
– Và sau cùng là đưa ra cách điều trị cho từng loại mụn một cách hiệu quả nhất.
Yayyy, bắt đầu thôi!!!

Phân loại mụn

Sẽ có nhiều loại mụn nhưng để dễ nhớ chúng ta sẽ chia làm 2 loại chính nhé.

Mụn không viêm

1. Mụn đầu trắng/đầu đen (Comedonica): Đây là mức độ nhẹ của mụn. Mụn đầu đen được gọi là open comedo (đầu mở), loại mụn này khiến lỗ chân lông mở to, màu đen chính là do phần nhân mụn “bị mở” ra ngoài, tiếp xúc với không khí và oxy hóa. Đừng “xem thường” loại mụn này, nếu để mụn đầu đen quá lâu nó sẽ “lớn” dần lên, khiến lỗ chân lông nở to ra và nhân cứng lại như viên sỏi. Khi nặn ra thì lỗ chân lông to như cái rổ vậy đó.

Mụn đầu đen được gọi là open comedo (đầu mở), loại mụn này khiến lỗ chân lông mở to, màu đen chính là do phần nhân mụn “bị mở” ra ngoài, tiếp xúc với không khí và oxy hóa

Mụn đầu đen được gọi là open comedo (đầu mở), loại mụn này khiến lỗ chân lông mở to, màu đen chính là do phần nhân mụn “bị mở” ra ngoài, tiếp xúc với không khí và oxy hóa

Mụn đầu trắng là closed comedo (đầu kín)

Mụn đầu trắng là closed comedo (đầu kín)

Mụn đầu đen và mụn đầu trắng thì không nhức nhưng lại dai dẳng, easy come easy go và cũng easy come back luôn. Chỉ cần không làm sạch da đúng cách thôi, thì dù đi đâu nó sẽ trở về bên bạn ngay.

2. Mụn ẩn: loại mụn nằm cứ nằm im lìm dưới da ngày này qua tháng nọ, khiến da lúc nào cũng lộm cộm, một đặc điểm kinh hoàng là mụn ẩn rất dễ lan.

Mụn nhân ẩn không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị và chăm sóc da đúng cách, chúng có thể bị viêm nhiễm, trở thành mụn bọc, viêm.

Mụn nhân ẩn không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị và chăm sóc da đúng cách, chúng có thể bị viêm nhiễm, trở thành mụn bọc, viêm.

Không giống như những loại mụn khác, mụn ẩn thường nằm sâu dưới da. Do đó, việc điều trị loại mụn này cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với các loại mụn thông thường khác.

Mụn nhân ẩn không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị và chăm sóc da đúng cách, chúng có thể bị viêm nhiễm, trở thành mụn bọc, viêm. Lúc này việc điều trị trở nên khó khăn hơn, thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng sau điều trị như thâm, hình thành sẹo rỗ. Do đó, các bạn cần tiến hành chữa trị và ngăn ngừa đúng cách để tránh chúng phát triển nặng hơn.

Mụn viêm

Vi khuẩn P.acnes bắt đầu hoành hành và mức độ gây tổn thương cao.

1. Mụn mủ (Pustules): nhiều bạn hay nhẫm lẫn giữa mụn mủ và mụn đầu trắng bởi đầu của chúng đều trắng như nhau. Nhưng mụn mủ thì gây nhức, có phân da xung quanh bị đỏ, tấy. Bên trong chứa dịch mủ.

Mụn mủ gây nhức, có phân da xung quanh bị đỏ, tấy, bên trong chứa dịch mủ

Mụn mủ gây nhức, có phân da xung quanh bị đỏ, tấy, bên trong chứa dịch mủ

Mủ trong mụn là xác chết của bạch cầu trong cơ thể vì thế cần chú ý không tự ý nặn mụn mủ, bởi vì hành động này sẽ khiến cho da bị tổn thương càng làm cho mụn nặng hơn.

Từ đó gây khó khăn trong việc trị mụn mủ cũng như dễ để lại sẹo thâm trên da.

Nếu bạn vô tình làm vỡ mủ ra thì có thể sẽ lây lan tới vùng da khác và gây nhiễm khuẩn nếu không vệ sinh đúng cách.

2. Mụn U/Mụn Bọc (Nodules): Mức độ viêm nặng hơn so với mụn mủ

Bạn sẽ không thấy được nhân mụn của nó mà chỉ thấy u lên một cục như vết chai trên mặt, loại mụn này thường có màu hơi tím tái.

Cá nhân mình đã từng bị loại mụn này và cố gắng nặn nó ra (khi đó nó mới mọc) thì nhức kinh khủng mà không thể ra nhân mụn. Sau vài ngày thấy nó “chín” hơn, mình lại cố tiếp tục nặn nó ra ra dịch trắng lỏng và một ít máu, nhưng không làm sao cho nó sạch cồi được cả. Sau đó bỏ mặc nó ở đó thì nó lại biến mất dần) Cũng may là lúc đó không cố gắng nặn vì loại mụn này cực kì dễ để lại sẹo rỗ và có khả năng phá hủy, làm đứt gãy collagen, elastin vĩnh viễn.

Mụn bọc cực kì dễ để lại sẹo rỗ và có khả năng phá hủy, làm đứt gãy collagen, elastin vĩnh viễn.

Mụn bọc cực kì dễ để lại sẹo rỗ và có khả năng phá hủy, làm đứt gãy collagen, elastin vĩnh viễn.

Mụn bọc không nhân thường xuất hiện do dầu thừa, bụi bẩn tích tụ trên mặt. Về bản chất thì chúng vẫn có nhân nhưng nằm sâu dưới da và nang lông nên việc điều trị rất khó. Cũng có thể coi mụn không nhân là giai đoạn đầu của mụn mủ. Nếu làn da không được điều trị tốt cũng như vệ sinh sạch sẽ chúng sẽ phát triển mạnh và có thể gây ra những hệ lụy như: sẹo rỗ, thâm mụn…

3. Mụn Nang (Cysts): Mức độ viêm nhiễm của loại mụn này cũng tương đương với mụn u. Loại mụn này sưng rất to, gây đau đớn và viêm rất sâu. Nhìn nó như một bóng nước trên da, loại mụn này cũng gây tổn thương nhiều tầng của da và dễ để lại sẹo rỗ. Nếu bị tới loại mụn này bạn nên đi bác sĩ thăm khám thay vì điều trị tại nhà.

Mụn nang chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang trong giai đoạn dậy thì và có thể kéo dài trong suốt giai đoạn đến khi trưởng thành

Mụn nang chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang trong giai đoạn dậy thì và có thể kéo dài trong suốt giai đoạn đến khi trưởng thành

Mụn nang là tình trạng các túi mụn ăn sâu dưới da, chứa đầy dịch mủ và gây đau nhức. Những nốt mụn này có thể lan sang vùng da kề cận và để lại sẹo lồi, sẹo lõm gây mất thẩm mỹ.

Thông thường, mụn nang chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang trong giai đoạn dậy thì và có thể kéo dài trong suốt giai đoạn đến khi trưởng thành. Mụn nang thường xuất hiện chủ yếu ở khu vực cằm, 2 bên má và hiếm khi xảy ra ở lưng, ngực hay cánh tay.

Tại sao cần phân loại mụn?

Câu trả lời là để điều trị đúng cách, chúng ta không thể đi đến đích nếu không xác định được mục tiêu.

Chuyện này tưởng chừng đơn giản nhưng cũng không ít người “sai đường”.

Vì dụ có bạn nhờ  tư vấn trị mụn viêm nhưng Skincare routine của bạn lại đầy sản phẩm dưỡng ẩm chứa nhiều silicone, carbomer ở ngay top ingredients (Các vị trí đầu bảng thành phần). Mình không nói các thành phần này xấu hoàn toàn, nhưng nó có thể làm bít tắc lỗ chân lông, sinh cồi mụn đối với những bạn đang bị mụn viêm như vậy.

Lại có những bạn bị mụn đầu đen, mụn ẩn nhưng chỉ làm sạch bằng sữa rửa thôi. Nghich lý lắm.

Cơ chế hình thành mụn

Cơ chế hình thành mụn

Cơ chế hình thành mụn

  1. Tuyến bã nhờ hoạt động mạnh + kết hợp tế bào chết, bụi bẩn  dẫn đến lỗ chân lông bít tắc, hình thành mụn không viêm

  2. Tuyến bã nhờ hoạt động mạnh dẫn đến lỗ chân lông bít tắc + kết hợp tế bào chết, bụi bẩn dẫn tới vi khuẩn p.acnes hoạt động mạnh  để bạch cầu đến “diệt vi khẩn”, gây ra phản ứng viêm, hình thành mụn viêm

Từ 2 cơ chế hình thành mụn ở trên bạn có thể thấy được những từ khóa quan trọng.

Bất kể loại mụn nào cũng có xuất phát điểm từ việc tuyến bã nhờn của chính ta hoạt động mạnh mẽ, tiết ra một lượng dầu dư thừa. Kết hợp với tế bào chết sản sinh hàng ngày và môi trường khói bụi tạo thành một nút thắt cổ chai ở lỗ chân lông khiến bã nhờn bên trong không thoát ra ngoài được và tạp chất bên ngoài thì cứ tích tụ. Từ đó sinh ra các loại mụn không viêm như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn li ti.

Khi lỗ chân lông quá bít tắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn kị khí P.acnes sinh sôi phát triển.

P.acnes trú ngụ sẵn trên hệ vi khuẩn của da, chỉ chờ thời là chúng sẽ phất cờ khởi nghĩa. Và da thì lại có cơ chế tự bảo vệ, khi thấy có vi khuẩn tấn công thì bạch cầu ở trong da sẽ “chạy” tới đó “đánh nhau với vi khuẩn, phản ứng viêm chính là kết quả của cuộc chiến đó.

Đương nhiên phản ứng viêm sẽ dẫn đến mụn viêm: mụn mủ, mụn bọc, mụn nang.

Ở mục 3 thì các bạn sẽ vận dụng được cơ chế hình thành mụn để có được cách điều trị mụn đúng cho từng loại mụn. Và hẹn các bạn ở phần 2 của Seri này. Bài dài quá các bạn đọc sẽ bị mệt

Trong khuôn khổ bài viết này, Z-Ton Việt Nam không nói đến mụn phát ban, mụn nội tiết, mụn do kích ứng nhé. Nếu được thì sẽ có những bài riêng cho các loại mụn này. Từ kinh nghiệm trị mụn đau thương của admin, các bạn hãy tin rằng mụn có thể trị được, quan trọng sau đó chăm da thế nào cho thật tốt vì nó có thể bất thình linh quay trở lại lúc nào không hay.

Các bạn có thể đọc bài viết chi tiết về vi khuẩn P.acnes và cách tiễn nó đi như thế nào. Đừng hoang mang vì mụn nhé.

 Cuối cùng, Z-Ton Việt Nam chúc các bạn luôn xinh đẹp và yêu đời.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Muôn vàn mẹo chăm sóc da cực hay với dầu dừa: Từ làm mờ nếp nhăn đến trị mụn

Có thể bạn đã biết: Các nguyên nhân gây mụn thường gặp mà chị em phụ nữ chủ quan bỏ qua

Mụn và phương pháp chăm sóc da mụn

Bình luận

ĐĂNG KÝ BẢN TIN CỦA CHÚNG TÔI

Vui lòng liên hệ với admin để tạo tài khoản

Hotline: 0902 027 011 Liên hệ