Giỏ hàng
Mẹo xử lý vết muỗi đốt sưng đỏ

Mẹo xử lý vết muỗi đốt sưng đỏ

11/05/2020 bình luận

Các vết muỗi đốt có thể gây khó chịu và mất tập trung. Cần xử lý ngay khi bị muỗi đốt để có kết quả tốt nhất mặc dù sẽ không hết ngứa ngay lập tức. Z-ton sẽ chia sẻ một số kiến thức và mẹo để xử lý vết muỗi đốt sưng đỏ cho các bạn tham khảo nhé!

Nguyên nhân bị muỗi đốt

Ước tính có tới 20% người trong chúng ta hay bị muỗi đốt hơn những người khác. Và điều bất tiện này do nhiều nguyên nhân khác nhau. 

"Khi một con muỗi đốt và hút máu người, nó cũng sẽ tiêm nước bọt vào cơ thể bạn để ngăn máu của bạn đông lại. Các protein và enzym trogn nước bọt của muỗi cũng là nguyên nhân gây kích ứng và ngứa ngáy", tiến sĩ Martin Donnelly đến từ Trường y học nhiệt đới thuộc Đại học Liverpool (Anh), giải thích.

Nhiệt độ cơ thể cao

Muỗi dường như cũng thích nhiệt độ cơ thể cao hơn, trong khi thân nhiệt của chúng ta tăng lên khi tập thể dục, thể thao. Điều này giúp lý giải tại sao chúng ta có thể dễ bị muỗi đốt hơn sau buổi rèn luyện sức khỏe.

Mùi mồ hôi

Mùi mồ hôi cũ, chẳng hạn như hơn 1 ngày, cũng được phát hiện hấp dẫn với muỗi hơn. Do đó, việc thường xuyên tắm rửa có thể khiến bạn ít nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công của loài côn trùng hút máu này hơn.

Nhóm máu

Những người có nhóm máu O đối mặt với nguy cơ bị muỗi đốt cao hơn gấp 2 lần so với những người sở hữu nhóm máu B. Người có nhóm máu A thậm chí còn ít bị muỗi "hỏi thăm" hơn những người sở hữu nhóm máu B.

Hơi người

Lượng CO2 bạn thở ra cũng là thứ dẫn dụ muỗi. Những con muỗi cái sử dụng hàng loạt kỹ thuật để săn tìm con mồi. Tuy nhiên, một trong những kỹ thuật quan trọng nhất là dựa vào sự hiện diện của CO2 - chất khí không màu, vô hình mà chúng ta thở ra.

Những người thải ra lượng khí này nhiều nhất, vốn thường là người to lớn hoặc phụ nữ mang thai.

Mẹo xử lý vết muỗi đốt sưng đỏ

Theo tiến sĩ Ron Behrens thuộc Trường Vệ sinh và y học nhiệt đới London (Anh), vấn đề chính với các nốt muỗi đốt là việc nhiễm trùng. Ông nói, một số người có phản ứng nghiêm trọng tới mức cơ thể họ tạo ra một phản ứng viêm theo cách làm sưng phồng và tích tụ dịch quanh vùng bị đốt. Những phản ứng dị ứng này có thể gây khó chịu da nhiều tới mức khiến chúng ta có nhu cầu gãi chúng mất kiểm soát.

Tuy nhiên, lời khuyên là bạn nên hạn chế gãi càng nhiều càng tốt, vì gãi làm rách da, khiến bạn dễ bị mắc các nhiễm trùng nghiêm trọng như nhiễm trùng máu hay viêm mô tế bào da.

Các bước xử lý vết muối đốt

  • Tránh gãi: khi gãi, độc tố sẽ phát tán rộng hơn. Nếu cào gãi mạnh, vết cắn sẵn có sẽ nặng hơn vì nhiễm trùng do tay bẩn và da sẽ bị trầy xước, để lại sẹo.
  • Lấy ngòi độc và làm sạch vết thương: khi bị côn trùng cắn, đốt, cần nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra (nếu có) rồi làm sạch vết thương bằng xà phòng hoặc các chất sát trùng. 
  • Thoa thuốc: sử dụng các loại thuốc thoa tại chỗ với thành phần kháng viêm và giảm ngứa, giúp vết cắn, đốt mau chóng hồi phục, chứa các thành phần như Prednisolone Valerate Acetate, Crotamiton, Allantoin….
  • Trường hợp da phù nề nặng hoặc cảm giác đau rát nhiều, tổn thương kéo dài nhiều ngày… cần phải sơ cứu ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Mẹo giảm ngứa và sưng đỏ do muỗi đốt

  • Dùng đá lạnh chườm lên vết đốt chừng 3 - 5 phút.
  • Nếu trong nhà bạn có củ khoai tây, cắt thành từng khoanh xoa vào chỗ bị đốt, khoảng 3-5 phút thay miếng khác xoa đến khi hết đỏ và ngứa.
  • Trộn muối ăn với 1 chút nước sền sệt rồi bôi lên chỗ bị muỗi chích.
  • Dùng dầu khuynh diệp xức lên vết đốt, cách này không những hiệu quả mà còn gọn nhẹ. 
  • Dùng lá bạc hà, tía tô, lá cà chua vò nát lấy nước bôi lên da để muỗi không lại gần.
  • Các bạn có thể sử dụng sản phẩm gel mát ZNSP Gel với thành phần lành tính, giúp giảm vết sưng đỏ, tạo một lớp màng kháng khuẩn cho da, đồng thời tái tạo da bị tổn thương.

Cảnh báo

Các chuyên gia y tế cảnh báo, trong giai đoạn từ tháng 6-9, thời tiết nóng, kèm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Chúng không chỉ đốt người mà còn là vật trung gian truyền nhiều loại bệnh dịch như sốt rét, sốt xuất huyết. Vết đốt ban đầu chỉ là vết thương rất nhỏ nhưng sau đó sẽ sưng to do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Đối với trẻ em, tình trạng này sẽ ngày càng nguy hiểm hơn khi mắc phải nhiễm trùng máu và dễ để lại biến chứng.

Để phòng tránh và hạn chế sự phát triển của muỗi:

  • Cha mẹ khi cho con đi ngủ cần mắc màn, kể cả ban ngày.
  • Khu vực nhà ở, giường ngủ cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để loại bỏ nơi trú ngụ của muỗi.
  • Khi bị muỗi đốt hay côn trùng cắn, cha mẹ không nên chủ quan mà cần rửa ngay vết đốt, cắn bằng nước sạch để loại bớt vi khuẩn và các chất tiết của côn trùng, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu dị ứng và bất thường.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cách điều trị hăm da vùng kín ở người lớn

Bé bị hăm da vùng cổ - Mẹo cho các mẹ giải cứu bé cưng

Xem thêm kiến thức về giảm béo

Bình luận

ĐĂNG KÝ BẢN TIN CỦA CHÚNG TÔI

Vui lòng liên hệ với admin để tạo tài khoản

Hotline: 0902 027 011 Liên hệ