Giỏ hàng
Hăm da ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị

Hăm da ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị

29/04/2020 bình luận

Hăm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp do các yếu tố thời tiết, môi trường hay cách chăm sóc của bố mẹ… gây nên.

Hăm da là gì?

Hăm da ở trẻ em là tên thường gọi của tình trạng viêm hay nổi mẩn đỏ ở các vùng da có nếp gấp. Đây là một biểu hiện rất phổ biến của hầu hết trẻ em trong vài năm đầu đời.

Trẻ bị hăm da

Hăm da có triệu chứng rất dễ nhận biết như:

  • Xuất hiện vết hăm có màu hồng nhạt, có vảy mỏng.
  • Vùng da bị hăm nổi mẩn đỏ, thậm chí loét, sưng tấy có mủ gây ngứa, đau đớn cho trẻ (khi thay tã, lau vùng da mặc tã thì trẻ thường khó chịu và quấy khóc).
  • Các vết hăm thường xuất hiện ở vùng bụng, mông, bộ phận sinh dục và trong các kẽ da ở đùi.
  • Mỗi lần mẹ đụng chạm vào vùng da bị đỏ, trẻ càng khóc nhiều hơn, trẻ sợ đi vệ sinh, sợ mẹ vệ sinh cho trẻ và sợ cả mặc quần hay đóng bỉm.

Nguyên nhân gây ra tình trạng hăm da ở trẻ

Tình trạng da bị viêm dẫn đến hăm có nhiều nguyên nhân như: Độ ẩm, nhiệt độ, thiếu sự lưu thông không khí, ma sát giữa những chỗ da xếp lại, mồ hôi, nước tiểu và những chất dơ bẩn khác bám dính cũng có thể gây nên các vấn đề về da.

Nếu các yếu tố trên tăng cường độ và thời gian tác động, sẽ làm cho tình trạng viêm da tăng lên, dẫn đến lở loét, hăm da nặng. Do đó, để chữa lành và phòng tránh cho da của trẻ đỡ bị tổn thương do hăm da thì mẹ phải tìm rõ nguyên nhân để điều chỉnh cho làn da trẻ có điều kiện phát triển tốt nhất.

nguyên nhân gây ra tình trạng hăm da ở trẻ

Ngoài ra, trẻ cũng có khả năng bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm ở nếp gấp da, vì đây là vùng da luôn ẩm, là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Đặc biệt, với những trường hợp bố, mẹ vệ sinh cho trẻ kém, hay để nước tiểu của trẻ đọng lại quá lâu,… làm cho tình trạng hăm da trở nên nặng hơn.

Cần lưu ý rằng, làn da của bé rất mỏng manh và sự nhạy cảm của bé rất cao, do đó mẹ không nên cho bé dùng chung các hóa chất tẩy rửa, vệ sinh, sữa tắm, dầu gội,… cùng với những người lớn trong gia đình.

Cách chữa hăm da cho trẻ

Để điều trị hăm da cho trẻ trước hết chúng ta phải vệ sinh thường xuyên các vùng đùi, mông, của trẻ bằng các sản phẩm thảo dược, tự nhiên và sử dụng các loại khăn bông mềm mịn, thấm hút tốt để lau khô cho trẻ sau khi trẻ đi đại, tiểu tiện. Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại xà phòng, sữa tắm có chứa các loại hóa chất (chất tạo bọt, chất tẩy rửa, chất bảo quản… ) cho trẻ khi trẻ bị hăm da, hăm tã vì da trẻ rất dễ bị kích ứng với các thành phần trong đó. Đặc biệt khi trẻ đã bị hăm da thì tránh dùng phấn rôm vì sẽ làm cho trẻ bị nặng hơn.

ZNSP Gel điều trị hăm da cho trẻ

Sau đó chúng ta sử dụng kem bôi hăm da cho trẻ, có thể sử dụng sản phẩm ZNSP Gel phục hồi làn da rất tốt vì dòng sản phẩm này lành tính với các thành phần như chiết xuất cây rau má, rễ cây cam thảo… làm dịu nhanh và không gây kích ứng da cho trẻ. Ngoài ra, ZNSP Gel còn được sử dụng trong phục hồi bỏng da nữa đó.

Chúng ta cũng nên sử dụng các loại quần áo rộng rãi, thoải mái, chọn lựa các loại bỉm tốt và thay sau mỗi 2-4 tiếng và chỉ nên dùng bỉm cho trẻ vào ban đêm mà thôi.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị hăm tã

Làm thế nào để phục hồi bỏng da?

Bạn biết gì về hàng rào bảo vệ da

Xem thêm kiến thức về giảm béo

Bình luận

ĐĂNG KÝ BẢN TIN CỦA CHÚNG TÔI

Vui lòng liên hệ với admin để tạo tài khoản

Hotline: 0902 027 011 Liên hệ