Giỏ hàng
Chuyên đề về nám bài 3: Các loại nám da và cách phân biệt

Chuyên đề về nám bài 3: Các loại nám da và cách phân biệt

14/10/2020 bình luận

Theo thống kê, hiện nay ở Việt Nam có hơn 85‰ phụ nữ bị nám da mặt. Nám da xuất hiện trên da theo những đốm có màu đen, nâu nhạt, đen nhạt,... với các kích thước khác nhau. Sự xuất hiện của những đốm nám này làm cho da xỉn màu, sạm màu gây ra tình trạng da không đều màu, làm mất đi tự tin cho nhiều chị em. Những đốm nám nay theo thời gian không chữa trị sẽ phát triển ngày càng nặng hơn và hỗ trợ điều trị cũng khó hơn.

Để chị em hiểu hơn về nám da và quá trình phát triển của nám, qua bài viết nay sẽ phân biệt cho chị em biết về các loại nám da mặt hiện nay để chị em có cách chữa trị hiệu quả.

Nám mảng, Nám chân nông, Nám nắng

Thực chất 3 loại nám trên đều là 1, đều là Nám do tia UV sinh ra.

Nám mảng là do sự gia tăng quá mức của các hắc tố melanin ở lớp trung bì và thượng bì. Tuy nhiên, nám mảng thường dễ điều trị hơn nám chân sâu do chân nám nông. Nhưng nếu thường xuyên tiếp xúc với tia UV các đốm nám thường phát triển mạnh hơn, sậm màu hơn.

Nám mảng, Nám chân nông, Nám nắng

Một số dấu hiệu nhận biết nám mảng đó là:

  • Vết nám rộng, nổi trên bề mặt.
  • Màu sắc cafe sữa, màu lá sen khô hoặc nâu vàng hoặc nâu đậm… màu sắc của chúng không đồng nhất, có thể đậm hay nhạt.

Nám xuất hiện thành từng mảng rõ rệt, không có sự lẻ tẻ như tàn nhang.

Nám thường xuất hiện trên những vùng da hở chịu ảnh hưởng nhiều nhất của ánh nắng mặt trời như hai bên gò má, trán, mũi, cánh tay, ngực…

Nám chân sâu (Nám đốm, Nám nội tiết)

Nám chân sâu là hiện tượng các hắc sắc tố melanin tích tụ ở phần hạ bì nhưng không phân bố đồng đều hình thành chân nám. Bên cạnh đó, còn có sự tác động của các yếu tố bên ngoài khiến chân nám ăn sâu và tiếp tục kích thích sản sinh hắc tố melamin. Với sự tương trợ của tế bào melanocyte, các melamin này nhanh chóng được đẩy lên trên lớp biểu bì và tạo thành các đốm đậm màu xuất hiện trên bề mặt da. Các triệu chứng nám chân sâu thường rất khó để điều trị dứt điểm nhưng rất dễ tái phát và có thể làm cho da sậm màu hơn.

Nám chân sâu, Nám đốm, Nám nội tiết

Một số dấu hiệu nám chân sâu cần được “phát hiện” sớm, đó là:

  • Vùng má, trán, cằm là những nơi thường hay bị nám chân sâu nhất. Chủ yếu xuất h iện 2 bên gò má.

  • Xuất hiện thành những vết đốm không liên tục

  • Kích thước ban đầu của mảng nám thường lớn hơn đầu đũa và phát triển rộng ra.

  • Nám chân sâu có màu đen sẫm, màu xám hoặc màu xanh xám

  • Chân nám ăn sâu dưới lớp hạ bì nên rất khó điều trị

  • Đối tượng dễ bị nám chân sâu nhất là phụ nữ sau sinh, phụ nữ sau tuổi 30 và phụ nữ tuổi tiền mãn kinh.

Nám hỗn hợp

Là sự kết hợp của nám mảng và nám chân sâu và/hoặc Nám Di Truyền nên khiến cho tình trạng da trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, chắc chắn việc điều trị loại nám này so với 2 loại kia sẽ phức tạp hơn nhiều.

Nám hỗn hợp

Cũng như 2 loại nám trên, thì nám hỗn hợp được hình thành do các tế bào melanocyte làm tăng sinh hắc sắc tố melanin trên da. Các hắc sắc tố này không ở lại lớp tế bào sừng mà rơi xuống trung bì tạo thành chân của nám. Các chân nám ăn sâu vào biểu bì, gây thâm da hình thành nên hiện tượng nám hỗn hợp

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên đề về nám bài 2: Bạn hiểu gì về nám? Vì sao xuất hiện nám da?

Chuyên đề về nám bài 1: Melanin là gì và vai trò của melanin đối với làn da?

Chuyên đề về da bài 5: Các nhân tố ảnh hưởng đến da

Bình luận

ĐĂNG KÝ BẢN TIN CỦA CHÚNG TÔI

Vui lòng liên hệ với admin để tạo tài khoản

Hotline: 0902 027 011 Liên hệ